Hỗ trợ trực tuyến

Hotline
  • 0902.660.269
  • 0979.553.669
  • 0937.407.430

Tính lãi phạt chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2016.

Làm thế nào để bạn biết DN mình còn nợ cơ quan BHXH bao nhiêu tiền ?

Làm thế nào để giải thích cho sếp bạn về khoản tiền mà cơ quan BHXH truy thu, phạt chậm nộp khi DN đã đóng thiếu tiền BHXH hàng tháng,… vv, và nhiều vấn đề nữa liên quan đến việc tính lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, và những trường hợp bị truy thu BHXH, BHYT, BHTN mà các bạn có thể chưa cập nhật được.

Dưới đây kế toán David xin giải đáp cụ thể những thắc mắc trên phần nào giúp quý bạn đọc thực hiện tốt hơn công việc của mình nhé.

Căn cứ công văn  1379/BHXH-BT  ban hành ngày 20/4/2016 hướng dẫn tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện.
Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014; Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; Luật Việc làm năm 2013; Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN; Thông tư số 20/2016/TT-BTCngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN; Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; BHXH Việt Nam hướng dẫn về tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện như sau:

Tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN

1. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

1.1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.

1.2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

1.3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Lcđ (i) = Pcđ (i) x k (đồng)           (1)

Trong đó:

* Lcđ (i) : tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).

* Pcđ (i) : số tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđ (i)  = Plk (i)  – Sps (i) (đồng)           (2)          =>        Lcđ (i)    =    ( Plk (i)  – Sps (i))   x   k     (đồng)      (3)

Trong đó:

Plk (i)   : tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Sps (i)   : số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* k     : lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

Căn cứ Thông báo số 619/TB-BHXH ngày 08/03/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam mức lãi suất áp dụng kể từ ngày 01/01/2016 như sau:

  • Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 1,065%/tháng <=> k = 1,065%/tháng
  • Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT là 1,083%/tháng <=>  k = 1,083%/tháng

(Trước đó căn cứ Thông báo số 596/TB-BHXH ngày 26/02/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì lãi suất đầu tư từ Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2015 là 6,39%)

Ví dụ 1: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng hàng tháng

Doanh nghiệp B đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2016 Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; trong đó: số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 2/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2016 là 20.000.000 đồng. Cho biết mức lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 1,065%/tháng, Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT là 1,083%/tháng.

Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với Doanh nghiệp B tại thời điểm ngày 01/3/2016 như sau:

Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là :

=     (200.000.000 đồng   –     100.000.000 đồng )   x    1,0650%   =   1.065.000 đồng

Tiền lãi chậm đóng BHYT là :

=    (35.000.000 đồng – 20.000.000 đồng)    x     1,0833   =   162.495 đồng. 

Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN  đối với doanh nghiệp M tại thời điểm tháng 3/2016 là

 =    1.065.000 đồng + 162.495 đồng   =   1.227.495 đồng

Ví dụ 2: Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị đóng theo phương thức đóng ba (03) tháng, hoặc sáu (06) tháng một lần  (để đơn giản, dưới đây nêu ví dụ tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN. Việc tính lãi chậm đóng BHYT thực hiện tương tự).

Doanh nghiệp C đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng ba (03) tháng một lần (tháng đầu tiên theo phương thức đóng từ tháng 01/2016). Tính đến hết tháng 5/2016 Doanh nghiệp C còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 350.000.000 đồng, trong đó, số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 4/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 5/2016 là 110.000.000 đồng.

Tại thời điểm tháng 5/2016 và tháng 6/2016 tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN đối với Doanh nghiệp C như sau:

Theo công thức (2), số tiền chậm đóng BHXH, BHTN phải tính lãi (Pcđ6) mỗi tháng (tháng 5/2016 và tháng 6/2016) là:

=    350.000.000 đồng – 100.000.000 đồng – 110.000.000 đồng =  140.000.000 đồng

Căn cứ  Thông báo số 596/TB-BHXH ngày 26/02/2016 lãi suất tính lãi BHXH, BHTN  là 1,0650%, theo công thức (1) tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN tại tháng 5/2016 và tháng 6/2016 (Lcđ6) mỗi tháng là:

 =    140.000.000 đồng         x           1,0650% =  1.491.000 đồng.

1.4. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu trong tháng   (  =  )  số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang   (   +    )  số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại.

Ví dụ 3. Cũng Doanh nghiệp B nêu tại Ví dụ 1 trên, giả sử đến hết tháng 3/2016 vẫn không nộp BHXH, BHYT, BHTN (số tiền chuyển đóng là 0 đồng) thì sang tháng 4/2016, ngoài việc phải nộp tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN đến hết tháng 02/2016 nêu trên là 235.000.000 đồng, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN phát sinh của tháng 3/2016 và tháng 4/2016 là 240.000.000 đồng, tiền lãi chậm đóng tính tại tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng, Doanh nghiệp B còn phải nộp tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền nợ lũy kế đến hết tháng 02/2016 là:

Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là:

=   200.000.000 đồng x 1,0650%    =   2.130.000 đồng

Tiền lãi chậm đóng BHYT là:

=    35.000.000 đồng x 1,0833%  =   379.155 đồng.

Tổng tiền lãi chậm đóng là :

=     2.130.000 đồng + 379.155 đồng  =   2.509.155 đồng.

Tổng số tiền phải nộp trong tháng 04/2016 (tiền nợ và tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN phát sinh, tiền lãi chậm đóng còn nợ và tiền lãi phát sinh) là:

=   475.000.000 đồng + 1.227.495 đồng + 2.509.155 đồng =   478.736.650 đồng .

2. Tính lãi truy thu

2.1. Các trường hợp truy thu:

a) Truy thu do trốn đóng.

b) Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động chưa đóng.

c) Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN cho người lao động.

d) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2.2. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu:

a) Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

b) Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

2.3. Công thức tính lãi:

Ltt =    k x Pttịj x Nij        (3)

Trong đó:

Ltt: tiền lãi truy thu;

v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;

y: số năm phải truy thu;

Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN của tháng i trong năm j;

Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:

Nij = (T0 – Tij) – 1                (4)

Trong đó:

T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);

Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);

kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).

Trường hợp truy thu thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, k tính bằng mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với các tháng của năm 2016 theo quy định tại Điểm 1.3 Mục I Công văn này;

Ví dụ 4: Doanh nghiệp M trốn đóng BHXH đối với người lao động; tháng 5/2016 cơ quan BHXH phát hiện và truy thu BHXH đối với Doanh nghiệp M. Diễn biến số tiền trốn đóng BHXH phải truy thu và số tiền lãi truy thu theo bảng sau:

(Đơn vị tính: đồng)

Số TT Tháng trốn đóng Số tiền trốn đóng/tháng Thời gian trốn đóng phải tính lãi (tháng) Lãi suất tính lãi (%/tháng) Số tiền lãi
1 1/2015 50.000.000 15 1,065% 7.987.500
2 2/2015 60.000.000 14 1,065% 8.946.000
3 5/2015 65.000.000 11 1,065% 7.614.750
4 6/2015 70.000.000 10 1,065% 7.455.000
  Cộng 245.000.000     32.003.250

Trường hợp trong tháng 5/2016 Doanh nghiệp M không nộp số tiền truy thu BHXH 245.000.000 đồng và tiền lãi truy thu 32.003.250 đồng thì sang tháng 6/2016, ngoài việc vẫn phải nộp đủ số tiền truy thu BHXH (245.000.000 đồng) và tiền lãi (32.003.250 đồng), tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN phát sinh của tháng 6/2016 và tiền nợ và tiền lãi chậm đóng (nếu có) theo quy định tại Điểm 1 Mục này, Doanh nghiệp M còn phải nộp thêm tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền BHXH truy đóng còn nợ là 2.609.250 đồng (245.000.000 đồng x 1,065%).

The end.

download  

Chúng tôi cam kết đào tạo kế toán bài bản nhất hiện nay là:

“KẾ TOÁN XỬ LÝ-QUẢN TRỊ-PHÂN TÍCH”

Dù bạn trong bất cứ ngành nghề nào cũng  nên học cách để quản lý và xử lý vấn đề theo chiều hướng tốt nhất.

 

HÃY THAM GIA KHÓA HỌC CỦA DAVID CEO (DAVID KẾ TOÁN) NGAY HÔM NAY ĐỂ  ĐỊNH HƯỚNG TỐT NHẤT CHO VIỆC VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:

 HỌC TRỰC TIẾP TẠI DAVID VÀ HỌC ONLINE

dang ky ngay 1

Tên của bạn (*)
Số điện thoại (*)
Email
Hình thức học (*)
Khóa học (*)

Quan ly 2

           1. Kế toán trưởng

          2. Vận hành và quản lý tài chính doanh nghiệp

          3. Thiết lập và vận hành hệ thống doanh nghiệp dựa vào thực tế DN

Kh quan ly

          1. Kế toán cho người mới bắt đầu

          2. Kế toán xuất nhập khẩu – thanh toán quốc tế

          3. Kế toán tổng hợp – thực hành – xử lý

          4. Kế toán tiền lương

          5. Kế toán thuế – quyết toán thuế

          6. Kế toán thuế chuyên sâu

          7. Kế toán công ty xây dựng, lắp đặt

          8. Kế toán công ty sản xuất

Khoa hoc khac

Đào tạo kế toán chuyên sâu theo từng ngành nghề của doanh nghiệp. Đặc biệt, Giúp học viên nắm vững kiến thức kế toán, quản lý và vận hành chuyên nghiệp.

DAVID đào tạo kế toán từ cơ bản cho người bắt đầu đến người đã học kế toán nhưng muốn hiểu sâu về quy trình xử lý và báo cáo kế toán, phân tích và đánh giá, quản trị rủi ro, tối ưu hóa các khoản phạt và vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Đào tạo những nhà điều hành doanh nghiệp (CEO) cách hoạch định và vận hành quy trình quản lý một cách bài bản, theo dõi sức khỏe tài chính doanh nghiệp nhằm có định hướng phát triển trong kinh doanh.

“DAVID” NÂNG TẦM  QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

TRUNG TÂM KẾ TOÁN DAVID – DAVID CEO

Địa chỉ: 51/17 Hiệp Bình, P.  Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669

Youtube: David ketoan hoặc David CEO

Website: ketoandavid.com.vn – davidceo.com

Facebook: https://www.facebook.com/ketoandavidceo/

Bài viết liên quan

Công văn 1728/TCT-KK không đăng ký tài khoản ngân hàng..?

KHÔNG ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG THÌ CÓ BỊ PHẠT HAY KHÔNG?  BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –...

Mở rộng quy định về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Mở rộng quy định về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa,...

Quy định mới về trích khấu hao đối với tài sản là nhà hỗn hợp

Quy định mới về trích khấu hao đối với tài sản là nhà hỗn hợp 1. Khấu hao là gì? – Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân...

CV số 665/TCT-CS giải đáp chính sách lệ phí trước bạ

Quy định miễn lệ phí trước bạ tại Điều 9 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: Nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở...

Vi phạm hành chính thuế do nộp chậm hồ sơ khai thuế qua mạng

Lưu ý tránh bị phạt vi phạm hành chính thuế do nộp chậm hồ sơ khai thuế qua mạng – Nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) trong...

Hướng dẫn mới về thực hiện hóa đơn điện tử năm 2017?

Hướng dẫn mới về thực hiện hóa đơn điện tử năm 2017? Vừa qua, Tổng cục Thuế đã có công văn số 819/TCT-DNL và 820/TCT-DNL ngày 13/03/2017 hướng dẫn việc thực...