Hỗ trợ trực tuyến

Hotline
  • 0902.660.269
  • 0979.553.669
  • 0937.407.430

Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Đối với các doanh nghiệp sản xuất khi tính giá thành sản phẩm , kế toán có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)

– Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra từng loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó.

Ví dụ của trường hợp tính giá thành theo phương pháp giản đơn này các bạn thường gặp như : Cty sản xuất ra 1 loại phẩm; Công ty có 2 quy trình sản xuất ra 2 loại sản phẩm khác nhau

– Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CP SX trong kỳ – CP SX DD cuối kỳ

– Giá thành SP = Tổng giá thành SP hoàn thành/Số lượng SP hoàn thành

2. Phương pháp hệ số

– Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau và chi phí không tập hợp riêng được cho từng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

– Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.

Ví dụ: một vài loại hình doanh nghiệp như:

– Trong công nghiệp hoá chất, hoá dầu (cùng một loại nguyên vật liêu trên cùng 1 dây chuyền nhưng sản xuất ra nhiều loại hóa chất khác nhau),

– Chăn nuôi bò sữa (cùng một loại nguyên liệu nuôi chung nhưng cho ra nhiều giống bò sửa khác nhau);

– Chăn nuôi ông (cùng một loại nguyên vật liệu được nuôi chung nhưng cho ra nhiều loại ông khác nhau),

– Sản xuất giày dép (cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất giày dép cho ra nhiều loại dép khác nhau)

Để tính được giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế hoặc kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số giá thành, trong đó lấy loại có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn

– Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng tiêu chuẩn theo công thức sau:5– Trình tự tính giá thành của từng loại sản phẩm trong trường hợp này được tóm tắt như sau:

+ Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A, B, C sản lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng là: QA, QB, QChệ số tương ứng: HA, HB, HC

Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ; quy đổi sản phẩm hoàn thành thành sản phẩm chuẩn theo công thức sau:

QH (Sản phẩm chuẩn) = QA HA + QB HB + QC HC

Bước 2: Đánh giá được giá trị của sản phẩm dở dang chuẩn

Bước 3: Tính tổng giá thành chung của tất cả các sản phẩm hoàn thành:

Tổng giá thành sản phẩm chuẩn = DĐK (Dở dang đầu kỳ) + C (Phát sinh trong kỳ) – DCK(Dở dang cuối kỳ)

Bước 4: Tính giá thành của sản phẩm chuẩn

Z=(DĐK + C – DCK) /QH

Bước 5: Tính giá thành của từng loại sản phẩm theo công thức sau:

6

download

TRUNG TÂM KẾ TOÁN DAVID – DAVID CEO

Địa chỉ: 51/17 Hiệp Bình, P.  Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669

Website: ketoandavid.com.vn

Youtube: David ketoan

Facebook: https://www.facebook.com/ketoandavidceo

Đào tạo kế toán chuyên nghiệp – Thiết lập và vận hành doanh nghiệp bài bản: 

– DAVID đào tạo tập trung tại doanh nghiệp:

   + Dựa vào số liệu thực tế tại  doanh nghiệp, DAVID sẽ thiết lập quy trình vận hành cho các phòng ban tại doanh nghiệp;

   + Thiết lập hệ thống dữ liệu làm việc và kết nối dữ liệu làm việc giữa các phòng ban theo yêu cầu;

   + DAVID thiết lập hệ thống quản lý tự động (kiểm soát và tự kiểm soạt) để hạn chế sai sót và rủi ro;

   + Đưa ra mô hình quản lý phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp (với phương châm: tiết kiệm chi phí & thúc đẩy phát triển vững bền);

   + Cung cấp những biểu mẫu phù hợp với doanh nghiệp;

   + DAVID giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về thuếvà chuẩn bị sẵn sẵn cho công tác thanh tra (khi thanh tra tới doanh nghiệp thì doanh nghiệp không phải lo lắng hay sợ hãi… Mà Hoàn toàn chắc chắn  và tự tin để giải trình với Thanh Tra thuế, thanh tra bảo hiểm…)

– Đào tạo trực tiếp tại trung Tâm của DAVID:

   + Khóa học trên chứng từ thực tế của doanh nghiệp: hướng dẫn cách quản lý, vận hành, kiểm soát và tự kiểm soát tại doanh nghiệp (tương tự như phần: “đào tạo tập trung tại doanh nghiệp”)

    + Khóa học phù hợp với từng cấp độ của học viên: Khóa học kế toán xuất nhập khẩu, khóa học kế toán tiền lương, khóa học kế toán giá thành, khóa học kế toán xây dựng, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán Trưởng, khóa học dành cho quản lý, khóa học dành cho CEO… (Chi tiết trong phần: Khóa học hoặc học viên liên hệ số hotline để được tự vấn trực tiếp)

    + Khóa học kế toán & quản lý theo từng lĩnh vực ngành nghề: Ngành nghề vận tải, Ngành nghề may mặc; ngành nghề sản xuất phân bón; ngành nghề xuất nhập khẩu – bán buôn thực phẩm; ngành nghề trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp; ngành nghề lắp ráp xe nâng, xe tải, xe ô tô; ngành nghề mua bán âm thanh trang thiết bị; ngành nghề M& E điện nước công trình; Ngành nghề xây dựng nhà phố, dự án (có đội thì công/không có đội thi công riêng…); Ngành nghề lắp dựng kho bãi, kho đông lạnh, kho chứa hàng…

Bài viết liên quan

Hạch toán TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Hạch toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Căn cứ vào nội dung kinh tế từng nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến...

Kết cấu tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1. Kết cấu tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ...

Nguyên tắc kế toán TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Nguyên tắc kế toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến  tài khoản TK 128...

Hạch toán kế toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ ?

Hạch toán kế toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ như thế nào ? Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản  419 –...

Nguyên tắc kế toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419

Nguyên tắc kế toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419 Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ, kế...

Sơ đồ hạch toán phát hành trái phiếu – tài khoản TK 343?

Sơ đồ hạch toán phát hành trái phiếu – tài khoản TK 343? 1. Sơ đồ kế toán phát hành trái phiếu thường Các giao dịch kinh tế phát sinh liên...