Hỗ trợ trực tuyến

Hotline
  • 0902.660.269
  • 0979.553.669
  • 0937.407.430

Kế toán nợ vay và dự phòng phải trả

Kế toán nợ vay và dự phòng phải trả

Đối với một doanh nghiệp khi thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh thương mại luôn có những khoản nợ hay hay dự phòng phải trả.

1. Những khái niệm cơ bản cần nắm được.

a. Nợ phải trả

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán  từ các nguồn lực của mình.

– Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại cảu doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách như trả bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng việc thay thế một khoản nợ khác, hoặc chuyển nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.

– Như vậy ghi nhận  một khoản nợ phải trả là khi có đủ điều kiện chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải giảm sút lợi ích kinh tế để thanh toán cho nghĩ vụ hiện tại và giá trị khoản nợ đó phải xác định được (hoặc ước tính được) một cách đáng tin cậy.

b. Nợ vay

– Nợ vay là khoản nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch doanh nghiệp đi vay nhằm bổ sung vốn cho hoạt động, mà việc thanh toán số nợ gốc vay (kể cả lãi tiền vay) dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.

c. Dự phòng phải trả.

– Dự phòng phải trả là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị và thời gian.

– Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.

+ Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.

+ Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

d. Nợ tiềm tàng.

– Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp  không kiểm soát được. Hoặc là nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận (vì không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán  nghĩa vụ nợ hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy).

2. Phân biệt các khoản nợ vay, dự phòng phải trả với nợ phải trả.

– Các khoản nợ vay và dự phòng phải trả đều thuộc về yếu tố nợ phải trả được trình bày trên Báo cáo tài chính.

– Cả 2 khoản này đều phát sinh khi doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại từ giao dịch hoặc sự kiện đã xảy ra. Và việc thanh toán dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.

– Tuy nhiên căn cứ vào mức độ chắc chắn và độ tin cậy của giá trị khoản nợ để phân biệt giữa khoản nợ vay và dự phòng phải trả đó là:

Nợ vay là khoản nợ phải trả được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian thanh toán – đây thuộc về nợ phải trả thông thường mà doanh nghiệp xác định được cả người, được số tiền và số tiền phải trả, như nợ người bán, nợ người lao động hay nợ tiền thuế…

Dự phòng phải trả là khoản nợ phải trả chưa chắc chắn về giá trị hoặc thời gian thanh toán nghĩa là dựa trên số ước tính đáng tin cậy ghi nhận giá trị nghĩa vụ nợ như một ước tính kế toán

download

TRUNG TÂM KẾ TOÁN DAVID – DAVID CEO

Địa chỉ: 51/17 Hiệp Bình, P.  Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669

Website: ketoandavid.com.vn

Youtube: David ketoan

Facebook: https://www.facebook.com/ketoandavidceo

Đào tạo kế toán chuyên nghiệp – Thiết lập và vận hành doanh nghiệp bài bản: 

– DAVID đào tạo tập trung tại doanh nghiệp:

   + Dựa vào số liệu thực tế tại  doanh nghiệp, DAVID sẽ thiết lập quy trình vận hành cho các phòng ban tại doanh nghiệp;

   + Thiết lập hệ thống dữ liệu làm việc và kết nối dữ liệu làm việc giữa các phòng ban theo yêu cầu;

   + DAVID thiết lập hệ thống quản lý tự động (kiểm soát và tự kiểm soạt) để hạn chế sai sót và rủi ro;

   + Đưa ra mô hình quản lý phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp (với phương châm: tiết kiệm chi phí & thúc đẩy phát triển vững bền);

   + Cung cấp những biểu mẫu phù hợp với doanh nghiệp;

   + DAVID giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về thuếvà chuẩn bị sẵn sẵn cho công tác thanh tra (khi thanh tra tới doanh nghiệp thì doanh nghiệp không phải lo lắng hay sợ hãi… Mà Hoàn toàn chắc chắn  và tự tin để giải trình với Thanh Tra thuế, thanh tra bảo hiểm…)

– Đào tạo trực tiếp tại trung Tâm của DAVID:

   + Khóa học trên chứng từ thực tế của doanh nghiệp: hướng dẫn cách quản lý, vận hành, kiểm soát và tự kiểm soát tại doanh nghiệp (tương tự như phần: “đào tạo tập trung tại doanh nghiệp”)

    + Khóa học phù hợp với từng cấp độ của học viên: Khóa học kế toán xuất nhập khẩu, khóa học kế toán tiền lương, khóa học kế toán giá thành, khóa học kế toán xây dựng, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán Trưởng, khóa học dành cho quản lý, khóa học dành cho CEO… (Chi tiết trong phần: Khóa học hoặc học viên liên hệ số hotline để được tự vấn trực tiếp)

    + Khóa học kế toán & quản lý theo từng lĩnh vực ngành nghề: Ngành nghề vận tải, Ngành nghề may mặc; ngành nghề sản xuất phân bón; ngành nghề xuất nhập khẩu – bán buôn thực phẩm; ngành nghề trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp; ngành nghề lắp ráp xe nâng, xe tải, xe ô tô; ngành nghề mua bán âm thanh trang thiết bị; ngành nghề M& E điện nước công trình; Ngành nghề xây dựng nhà phố, dự án (có đội thì công/không có đội thi công riêng…); Ngành nghề lắp dựng kho bãi, kho đông lạnh, kho chứa hàng…

Bài viết liên quan

Hạch toán TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Hạch toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Căn cứ vào nội dung kinh tế từng nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến...

Kết cấu tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1. Kết cấu tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ...

Nguyên tắc kế toán TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Nguyên tắc kế toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến  tài khoản TK 128...

Hạch toán kế toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ ?

Hạch toán kế toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ như thế nào ? Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản  419 –...

Nguyên tắc kế toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419

Nguyên tắc kế toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419 Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ, kế...

Sơ đồ hạch toán phát hành trái phiếu – tài khoản TK 343?

Sơ đồ hạch toán phát hành trái phiếu – tài khoản TK 343? 1. Sơ đồ kế toán phát hành trái phiếu thường Các giao dịch kinh tế phát sinh liên...