Hỗ trợ trực tuyến

Hotline
  • 0902.660.269
  • 0979.553.669
  • 0937.407.430

Kế toán phát hành trái phiếu thường

Kế toán phát hành trái phiếu thường 

1. Kế toán phát hành trái phiếu thường

a) Kế toán phát hành trái phiếu theo mệnh giá

– Phản ánh số tiền thu về phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, … (số tiền thu về bán trái phiếu)

         Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

– Nếu trả lãi trái phiếu định kỳ, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 627, 241 (nếu được vốn hoá)

          Có các TK 111, 112, … (số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).

– Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)

         Có TK 335 – Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu (tiền gốc)

          Có các TK 111, 112, …

– Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí.

+ Tại thời điểm phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, … (tổng số tiền thực thu)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (chi tiết lãi trái phiếu trả trước)

          Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

+ Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)

         Có TK 242 – Chi phí trả trước (chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).

– Chi phí phát hành trái phiếu:

+ Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu

         Có các TK 111, 112, …

+ Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế, ghi:

Nợ các TK 635, 241, 627 (số phân bổ chi phí phát hành trái phiếu trong kỳ)

         Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

– Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, ghi:

Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu

          Có các TK 111, 112, …

b) Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu

– Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, … (số tiền thu về bán trái phiếu)

Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thu về bán trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá trái phiếu)

         Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

– Trường hợp trả lãi định kỳ, khi trả lãi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)

          Có các TK 111, 112, … (số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ)

          Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ chiết khấu từng kỳ).

– Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn):

+ Từng kỳ doanh nghiệp phải tính chi phí lãi vay phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang)

         Có TK 335 – Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)

         Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ trong kỳ).

+ Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu

          Có các TK 111, 112, …

– Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng ghi nhận chi phí.

+ Khi phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, ... (tổng số tiền thực thu)

Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (số tiền lãi trái phiếu trả trước)

          Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

+ Định kỳ tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ, hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)

         Có TK 242 – Chi phí trả trước (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ)

         Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ chiết khấu từng kỳ).

+ Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, ghi:

Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu

          Có các TK 111, 112, …

c) Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội

– Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu:

Nợ các TK 111, 112 (số tiền thu về bán trái phiếu)

        Có TK 34313 – Phụ trội trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thực thu về bán trái phiếu lớn hơn mệnh giá trái phiếu)

         Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

– Trường hợp trả lãi định kỳ:

+ Khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)

        Có các TK 111, 112, … (số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).

+ Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Nợ TK 34313 – Phụ trội trái phiếu (số phân bổ dần từng kỳ)

          Có các TK 635, 241, 627.

– Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải ghi nhận trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.

+ Khi tính chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 635, 241, 627

          Có TK 335 – Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

+ Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Nợ TK 34313 – Phụ trội trái phiếu

          Có các TK 635, 241, 627.

+ Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người có trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu (tiền gốc)

            Có các TK 111, 112, …

– Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí.

+ Khi phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, … (tổng số tiền thực thu)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (số tiền lãi trái phiếu trả trước)

          Có TK 34313 – Phụ trội trái phiếu

          Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

+ Định kỳ, tính phân bổ chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)

           Có TK 242 – Chi phí trả trước (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).

+ Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:

Nợ TK 34313 – Phụ trội trái phiếu (số phân bổ phụ trội trái phiếu từng kỳ)

           Có các TK 635, 241, 627.

download

TRUNG TÂM KẾ TOÁN DAVID – DAVID CEO

Địa chỉ: 51/17 Hiệp Bình, P.  Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669

Website: ketoandavid.com.vn

Youtube: David ketoan

Facebook: https://www.facebook.com/ketoandavidceo

Dịch vụ kế toán David chuyên cung cấp: thành lập công ty, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, kế toán dịch vụ, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ hoàn thuế, dịch vụ kế toán giá rẻ, dịch vụ kế toán nội bộ, kế toán xuất nhập khẩu.

Bài viết liên quan

Hạch toán TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Hạch toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Căn cứ vào nội dung kinh tế từng nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến...

Kết cấu tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1. Kết cấu tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ...

Nguyên tắc kế toán TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Nguyên tắc kế toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến  tài khoản TK 128...

Hạch toán kế toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ ?

Hạch toán kế toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ như thế nào ? Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản  419 –...

Nguyên tắc kế toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419

Nguyên tắc kế toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419 Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ, kế...

Sơ đồ hạch toán phát hành trái phiếu – tài khoản TK 343?

Sơ đồ hạch toán phát hành trái phiếu – tài khoản TK 343? 1. Sơ đồ kế toán phát hành trái phiếu thường Các giao dịch kinh tế phát sinh liên...