Phân biệt các khoản dự phòng, nợ phải trả và nợ tiềm tàng?
Phân biệt các khoản dự phòng, nợ phải trả và nợ tiềm tàng.
Theo chuẩn mực kế toán quy định về các thuật ngữ các khoản dự phòng, nợ phải trả và nợ tiềm tàng như sau:
– Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
– Một khoản nợ phải trả: Là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
– Sự kiện có tính chất bắt buộc: Là sự kiện làm nảy sinh một nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới khiến cho doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Nghĩa vụ pháp lý: Là nghĩa vụ phát sinh từ:
+ Một hợp đồng;
+ Một văn bản pháp luật hiện hành.
– Nghĩa vụ liên đới: Là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể.
– Nợ tiềm tàng: Là:
+ Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc
+ Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:
+ Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc
+ Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
– Tài sản tiềm tàng: Là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
– Hợp đồng có rủi ro lớn: Là hợp đồng trong đó có những chi phí không thể tránh được buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
– Tái cơ cấu doanh nghiệp: Là một chương trình do Ban Giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về:
+ Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc
+ Phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
TRUNG TÂM KẾ TOÁN DAVID – DAVID CEO
Địa chỉ: 51/17 Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669
Website: ketoandavid.com.vn
Youtube: David ketoan
Facebook: https://www.facebook.com/ketoandavidceo
Đào tạo kế toán chuyên nghiệp – Thiết lập và vận hành doanh nghiệp bài bản:
– DAVID đào tạo tập trung tại doanh nghiệp:
+ Dựa vào số liệu thực tế tại doanh nghiệp, DAVID sẽ thiết lập quy trình vận hành cho các phòng ban tại doanh nghiệp;
+ Thiết lập hệ thống dữ liệu làm việc và kết nối dữ liệu làm việc giữa các phòng ban theo yêu cầu;
+ DAVID thiết lập hệ thống quản lý tự động (kiểm soát và tự kiểm soạt) để hạn chế sai sót và rủi ro;
+ Đưa ra mô hình quản lý phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp (với phương châm: tiết kiệm chi phí & thúc đẩy phát triển vững bền);
+ Cung cấp những biểu mẫu phù hợp với doanh nghiệp;
+ DAVID giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về thuếvà chuẩn bị sẵn sẵn cho công tác thanh tra (khi thanh tra tới doanh nghiệp thì doanh nghiệp không phải lo lắng hay sợ hãi… Mà Hoàn toàn chắc chắn và tự tin để giải trình với Thanh Tra thuế, thanh tra bảo hiểm…)
– Đào tạo trực tiếp tại trung Tâm của DAVID:
+ Khóa học trên chứng từ thực tế của doanh nghiệp: hướng dẫn cách quản lý, vận hành, kiểm soát và tự kiểm soát tại doanh nghiệp (tương tự như phần: “đào tạo tập trung tại doanh nghiệp”)
+ Khóa học phù hợp với từng cấp độ của học viên: Khóa học kế toán xuất nhập khẩu, khóa học kế toán tiền lương, khóa học kế toán giá thành, khóa học kế toán xây dựng, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán Trưởng, khóa học dành cho quản lý, khóa học dành cho CEO… (Chi tiết trong phần: Khóa học hoặc học viên liên hệ số hotline để được tự vấn trực tiếp)
+ Khóa học kế toán & quản lý theo từng lĩnh vực ngành nghề: Ngành nghề vận tải, Ngành nghề may mặc; ngành nghề sản xuất phân bón; ngành nghề xuất nhập khẩu – bán buôn thực phẩm; ngành nghề trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp; ngành nghề lắp ráp xe nâng, xe tải, xe ô tô; ngành nghề mua bán âm thanh trang thiết bị; ngành nghề M& E điện nước công trình; Ngành nghề xây dựng nhà phố, dự án (có đội thì công/không có đội thi công riêng…); Ngành nghề lắp dựng kho bãi, kho đông lạnh, kho chứa hàng…
Bài viết liên quan
Hỏi đáp về hoàn thuế giá trị gia tăng ( GTGT) ?
Hỏi đáp về hoàn thuế giá trị gia tăng ( GTGT) ? Câu hỏi: Năm 2016, Công ty tôi có dự án đầu tư mới là mở chuỗi các phòng...
Thủ tục để được khấu trừ thuế, tính vào chi phí hoá đơn đã mất?
Thủ tục gì để được khấu trừ thuế và tính vào chi phí số tiền trên hoá đơn đã mất? Câu hỏi: Tháng 2/2017 công ty tôi có mua một...
Công ty nợ thuế phải làm thủ tục gì để được xuất hóa đơn?
Công ty nợ thuế phải làm những thủ tục gì để được xuất hóa đơn? Câu hỏi: Công ty chúng tôi gặp vấn đề về nợ thuế, cơ quan thuế...
Phải làm thủ tục gì để được xuất hoá đơn cho khách hàng?
Công ty tôi phải làm thủ tục gì để được xuất hoá đơn cho khách hàng? Câu hỏi: Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do nợ...
Những khoản chi tài trợ được tính vào chi phí được trừ
Khoản chi tài trợ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Khi doanh nghiệp tài trợ tiền cho giáo dục – y tế, cho...
Chi tiền tài trợ cho Trung tâm y tế có tính chi phí được trừ ?
Khoản chi tiền tài trợ cho Trung tâm y tế của phường để mua dụng cụ y tế cho Trung tâm có được tính vào chi phí được trừ khi...